Thủ tục pháp lý khi mua nhà chung cư

Thủ tục pháp lý khi mua nhà chung cư

Để bạn có thể hoàn thành tốt tránh những thiếu sót không đáng có trong quá trình giao dịch, dưới đây là những thông tin cần thiết về thủ tục..

Mọi thủ tục mua nhà chung cư giữa khách hàng và chủ đầu tư đầu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để không gặp phải rủi ro trong quá trình mua bán bạn phải nẵm rõ những quy định về mua nhà chung cư cũng như các thủ tục có liên quan.

Theo bộ xây dựng ban hàng thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung điều 21 thông tư số 16/2010/TT BXD ngày 1-9-2010 của bộ xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định spps 71/2010/NĐ-CP ngày 23-6-2010 của chính phủ quy định chi tiết và thi hành luật nhà ở.

Thủ tục pháp lý khi mua nhà chung cư

Theo quy định tại khoản 1 điều 118 luật nhà ở 2014

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng , đổi thế chấp, góp vốn bằng nhà ở phải có đủ các điều kiện sau:

 Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

 Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiều kiện về quyền sở hữu, đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

 Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

2. Hồ sơ khi mua nhà chung cư

Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải ký hợp động chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ chung cư tại văn phòng công chứng. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký tại văn phòng công chứng, các bên chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng để đến liên hệ với văn phòng đăng ký đất và nhà cấp huyện để nộp và làm thủ tục kê khai nộp thuế.

Hồ sơ gồm:

 Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất ( theo mẫu).

 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( có công chứng).

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Chứng minh nhân đân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng( có chứng thực).

 Tờ khai lệ phí trước bạ.

 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

3. Sự thỏa thuận giữa hai bên 

Một trong hai bên (bên bán hoặc bên mua đều được) ra chi cục thuế (căn hộ thuộc quận nào thì ra chi cục thuế quận đó) lấy biên lai thuế và đóng thuế. Theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân, bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

4. Lấy biên lai về, gom hết các giấy tờ nộp lại cho chủ đầu tư đề xin xác nhận đã chuyển nhượng căn hộ.

5. Nghĩa vụ tài chính ( lệ phí, phí)

Khi chuyển nhượng căn hộ chung cư bạn cần phải nộp các loại thuế, phí sau:

Thứ nhất, Lệ phí trước bạ: Khoản 1 Điều 2, Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm nhà, đất.

Theo quy định tại Điều 5, 6, 7, Nghị định 140/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ phải nộp khi chuyển nhượng căn hộ chung cư là:

Lệ phí trước bạ = 0,5% x Giá tính lệ phí trước bạ (giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành).

Thứ hai, Thuế thu nhập cá nhân:

Khoản 5 Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi năm 2012) quy định thu nhập chịu thuế gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

Điều 14, Luật Thuế thu nhập cá nhân (được sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014) quy định:

  1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
  2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.

Trên đây là những chia sẻ về thủ tục pháp lý khi mua nhà chung cư của luật Trí Nam. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0934345745, địa chỉ: tầng 5 số 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, thanh xuân Hà Nội.

Nguyễn Huyền

Liên hệ nhanh