Thế chấp đất là sự thỏa thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất được quy định trong Bộ luật dân sự và luật đất đai. Theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng của mình đi thế chấp để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vậy pháp luật quy định đất thế chấp như thế nào? Các điều kiện và thủ tục thế chấp ra sao?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 179 Luật đất đai quy định về các loại đất được quyền thế chấp tại ngân hàng bao gồm:
Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức
Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất
Đất được cho thuê trả tiền sử dụng đất 1 lần cho cả thời gian thuê
Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
Đất nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho hoặc thừa kế
Đất được quyền thế chấp khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với nó.
Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng chỉ được thế chấp sau khi đã có quyết định giao hoặc cho thuê đất.
Trong trường hợp đất được thừa kế thì chỉ khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận thì mới được thực hiện thế chấp.
Nếu người sử dụng đất đang chậm thực hiện hoặc ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính mới được thực hiện thế chấp đất.
Bước 1: Giao kết hợp đồng thế chấp
Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng thế chấp. Theo đó, người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng cho bên nhận thế chấp và bên nhận sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo bản hợp đồng đã thỏa thuận. Sau khi hợp đồng đã được ký kết thì cần đi công chứng hoặc chứng thực.
Bước 2: Nộp hồ sơ thế chấp
Người yêu cầu thế chấp đất cần nộp bộ hồ sơ thế chấp tại các nơi sau:
Văn phòng đăng ký đất đai
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (trường hợp nộp trực tiếp)
Bộ phận một cửa nơi tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ tại địa phương.
Hồ sơ thế chấp đất cần chuẩn bị bao gồm:
Phiếu yêu cầu đăng ký theo mẫu 01/ĐKTC
Hợp đồng thế chấp đất đã được công chứng hoặc chứng thực
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trường hợp người thực hiện đăng ký được ủy quyền thì phải có Giấy ủy quyền của
Bước 3: Giải quyết hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xem hợp lệ chưa. Nếu thiếu hoặc có sai sót thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Trường hợp từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Sau đó chuyển hồ sơ đăng ký và văn bản từ chối xuống bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ và có hướng dẫn đăng ký đúng cho người yêu cầu thực hiện. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thì Văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện:
Ghi nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ tài nguyên và môi trường.
Tiếp theo cần ghi nội dung và thời điểm đăng ký vào phần “Chứng nhận của cơ quan đăng ký” trên Đơn yêu cầu đăng ký.
Cuối cùng, văn phòng đăng ký sẽ trả lại cho người đăng ký 01 bản chính của Đơn yêu cầu đăng ký đã có chứng nhận của cơ quan đăng ký và Giấy chứng nhận có ghi nội dung đăng ký thế chấp.
Trên đây là các quy định về điều kiện và các thủ tục để thế chấp quyền sử dụng đất. Hy vọng với thông tin về quy định đất thế chấp trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc trong quá trình thực hiện thế chấp đất.
>>> Xem thêm: Quy định về đất cho thuê để thực hiện dự án đầu tư
Phương Anh
Copyright © 2018 nâng cấp website dịch vụ seo bởi BICTweb.vn