10 lưu ý pháp lý cho những nhà đầu tư bất động sản

10 lưu ý pháp lý cho những nhà đầu tư bất động sản

Với những giao dịch mua bán nhà đất với giá trị lớn và có tính phức tạp như bất động sản thì người mua cần nắm rõ những pháp lý khi mua nhà đất.

Bên cạnh việc tìm hiểu về vị trí, giá bán, chủ đầu tư… của một dự án bất động sản thì người đầu tư cũng cần lưu ý đến những rủi ro về mặt pháp lý của dự án để tránh “tiền mất tật mang”. Dưới đây là những lưu ý pháp lý khi mua nhà đất cho nhà đầu tư.

Thứ nhất: Theo dõi biến động chính sách quản lý nhà nước

Trong trường hợp nhà đầu tư hoặc người mua nhà không theo dõi sự biến động từ chính sách ngay tại thời điểm tham gia giao dịch bất động sản, họ sẽ chịu thiệt thòi rất lớn khi giao dịch sang nhượng và sở hữu.

Chính sách pháp luật tác động đến hoạt động mua bán giao dịch, đến biến động giá trị của bất động sản sau đó. Sự biến động pháp luật tại Việt nam diễn ra thường xuyên và có thời điểm rất nhanh chóng.

Chính vì vậy, nhà đầu tư cần phải xem xét các chính sách quản ý trong phân khúc mình đầu tư có biến động ra sao, xem lĩnh vực đó biến động từ 10 năm đến 20 năm trước để so sánh với thay đổi hiện tại.

Thứ hai: Tìm hiểu về thông tin quy hoạch, kiểm tra chéo thông tin dự án

Bạn cần tiến hành kiểm tra chéo thông tin bất động sản mà bạn muốn đầu tư từ những nguồn tin đáng cậy như: các chuyên gia tư vấn về bất động sản, chính quyền, chủ đầu tư dự án,… Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra thông qua các website bán hàng và từ báo chí. Hoặc trực tiếp từ các cơ quan phụ trách quy hoạch, cấp chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản đó.

Thứ ba: Tìm hiểu kỹ về thủ tục pháp lý trước – trong – khi bán giao dự án

Khi muốn mua bất động sản nào, người mua thường có thói quen kiểm tra trước những thông tin pháp lý cần thiết trước – trong – khi bàn giao sự án và từ đó tiến hành tra cứu.

Hầu hết các nhà đầu tư sẽ mời chuyên gia hay luật sư tìm hiểu trước để đảm bảo an toàn trên hết.

Hoặc có thể mang đến cơ quan nhà nước hay lên mạng kiểm tra thông tin. Khách hàng còn có thể tìm hiểu thông tin từ chính những người mua trước đó, họ là những người có kinh nghiệm thực tế nhất trong mua bán sản phẩm.

Thứ tư: Tận dụng đòn bẩy tài chính đúng và có lợi

Tận dụng đòn bẩy tài chín giúp nhà đầu tư cá nhân chia nhỏ dòng tiền và kéo dài thời gian thanh toán từ khoản vay lớn thành những khoản trả góp định kì. Giúp người vay có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất khi có đủ thời gian để sắp xếp tài chính. Chủ động trước biến động thị trường, có cơ hội hưởng lãi suất ưu đãi, đây cũng là cách để nhiều nhà đầu tư cân bằng dòng tiền ròng.

Thứ năm: Trao đổi trước với chuyên gia về bất động sản bạn cần mua

Để có thể thành công trong đầu tư bất động sản những nhà đầu tư đều có những triết lý, quy trình và công thức bí mật của riêng họ. Tuy nhiên không khi mới làm không thể có luôn được mà phải qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm cả thất bại và thành công rồi mới có thể đúc kết.

Việc bạn hỏi ý kiến chuyên gia là rất cần thiết, các chuyên gia ở đây có thể là nhà đầu tư đi trước, người nghiên cứu thị trường bất động sản hay luật sư… Họ sẽ giúp bạn làm chủ trong tình thế giao dịch.

Thứ sáu: Giao dịch với bên bán có toàn quyền định đoạt

Khi mua hay tham gia chuyển nhượng, nhà đầu tư cần xác định rõ người đúng ra tham gia chuyển nhượng có phải là người có toàn quyền được quyết định chuyển nhượng hay không? Hay chỉ là bên có một phần quyền, bên được uỷ nhiệm thực hiện giao dịch.

Chỉ khi chủ đầu tư ký kết với đúng người có quyền chuyển nhượng thì hợp đồng ký kết mới được công nhận về mặt pháp lý.

Thứ bảy: Luôn có tư vấn luật trước khi đặt bút ký hợp đồng mua bán

Khi bạn không hiểu bất cứ điều gì thì bạn có thể tìm các chuyên gia bất động sản, đặc biệt là các luật sư để hỏi về những điều khoản của các hợp đồng mua bán nhà đã đúng hay chưa, có điều khoản gì mập mờ gây bất lợi không để tránh “Bút sa gà chết” gây ra những rủi ro đáng tiếc.

Thứ tám: Thoả thuận thẩm định và ký cam kết với chủ đầu tư

Hợp đồng mua bán thực chất là hợp đồng dân sự song phương, các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Tuy nhiên thoả thuận thẩm định và ký cam kết với chủ đầu tư là điều kiện khá khó khăn cho người mua nhà và dân đầu tư vì hầu hết các sàn giao dịch, nhà môi giới hay tư vấn ở các sàn đều có những mẫu hợp đồng định sẵn. Người mua chỉ có thể đồng ý ký hay không ký.

Thứ chín: Học cách giải quyết xung đột bằng đàm phán

Đàm phán và thương lượng là con đường cần thiết để đi đến giải quyết vấn đề của bất cứ nhà kinh doanh nào không chỉ riêng bất động sản. Khi gặp tranh chấp với người bán họ biết cách giúp khách hàng chủ động trong tìm kiếm và đảm bảo quyền lợi bản thân.

Thứ mười: Đàm phán chi tiết về giá và thanh toán

Những yếu tố phụ cần phải làm rõ càng chi tiết càng tốt, cần được đưa vào điều khoản rõ ràng trước khi thanh toán. Người mua hoàn toàn có thể tiến hành đàm phán với chủ đầu tư để có được chính sách tốt nhất, phù hợp với tài chính khi mua.

Nếu không hiểu về quá trình đám phán giá, bạn có thể nhờ cậy tư vấn từ chuyên gia hay các công ty luật.

Thanh Huyền 

Liên hệ nhanh