Có nên mua bán nhà đất bằng “giấy viết tay” không?

Có nên mua bán nhà đất bằng “giấy viết tay” không?

Việc bạn mua bán nhà đất dù có sổ đỏ nhưng mua bán nhà đất bằng giấy viết tay sẽ không được pháp luật công nhận vì vậy bạn nên cảnh giác tuyệt đối.

Nhà đất là loại tài sản mà bất cứ ai cũng rất cân nhắc khi mua. Nhưng đôi khi vì lý do nào đó mà nhiều người vẫn phải chấp nhận việc mua nhà chỉ qua giấy viết tay. Vậy lựa chọn mua bán nhà đất bằng giấy viết tay thì người mua cần lưu ý những gì để hạn chế rủi ro, tranh chấp?

Thực trạng khi mua nhà đất bằng giấy viết tay

Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đến mức phải ra toà, thì toà chắc chắn sẽ tuyên hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên là vô hiệu, người mua trả lại nhà đất, người bán trả lại tiền. Trong những trường hợp mua bán này người mua luôn ở thế yếu., họ phải trả lại nhà đất nhưng nếu họ không tự nguyện, thì bị cưỡng chế thi hành án và phải trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế.

Thứ 2, những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán giấy viết tay thì nếu có cải tạo, sửa chữa, xây mới cũng là không phép, nếu chính quyền phát hiện ràng buộc phải tháo dỡ. Hơn hết, do nhà đất không có sổ đỏ, nên không thể chấp nhận để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản.

Thứ 3, hiện nay hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng nghiêm trọng, vì vậy việc mua bất động ản không có giấy chứng nhận chủ quyền tất yếu phải đánh đổi bằng những rủi ro, điển hình là nếu đất đai nằm trong diện giải toả, quy hoạch.

Thứ 4, nếu bạn mua nhà giấy tay và mua phải đất lẫn chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công thì việc hợp thức hoá nhà đất sẽ rơi vào ngõ cụt.

Lưu ý khi mua bán nhà đất bằng “ giấy viết tay”

Một là, xem xét nguồn gốc nhà đất như do khai khẩn, mua bán, thừa kế, tặng cho,… Trong đó, cần lưu ý thời điểm sử dụng đất, thực hiện các giao dịch trước đó bởi nó gắn liền với các quy định của pháp luật đất đai về điều kiện được công nhận QSDĐ, chuyển nhượng, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…

Hai là, xác nhận quy hoạch nhà đất có thuộc trường hợp chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư hay không (nếu xét thấy cần thiết). Diện tích đất tối thiểu được tách thửa, cấp GCN QSDĐ theo quy định của từng tỉnh, thành phố nơi mua nhà đất.

Ba là, nhà đất có các giấy tờ để được cấp GCN QSDĐ được quy định như giấy tờ về QSDĐ trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấm, GCN QSDĐ tạm thời hoặc có tên trong sổ đăn ký ruộng đất, sổ địa chình trước ngày 15/10/1993, giấy tờ về QSDĐ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12 năm 1980…

Bốn là, tìm hiểu thông tin nhà đất có thuộc toàn quyền của người bán hay không, có phải đất được nhà nước giao cho hộ gia đình hay không, đất thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.

Năm là, đất có thuộc trường hợp kê khai biên đấu giá hay thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ dân sự khác không, đất có tranh chấp không.

Sáu là, hợp đồng mua bán nên cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, đối tượng giao dịch, phương thức thanh toán, cam kết, phạt khi vi phạm hợp đồng, thời hạn thực hiện, người làm chứng. Hợp đồng không nên sửa chữa nếu có thì các bên cần các nhận việc sửa chữa và ký vào từng trang của hợp đồng, trang cuối ký và tự ghi họ tên đầy đủ. Đối với người không biết chữ, chữ ít thì cần thiết, điểm chỉ vào hợp đồng.

Bảy là, bên mua nên thoả thuận với bên bán các phương pháp đảm bảo thủ tục chuyển nhượng sau khi có sổ đỏ.

Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay, nếu có điều kiện là người mua cần “hợp thức hoá” giấy tờ CN QSDĐ, QSH nhà càng sớm càng tốt nhằm tránh những phức tạp rủi ro phát sinh về sau.

Thanh Huyền 

Liên hệ nhanh