Kinh nghiệm mở xưởng cơ khí tại nhà ít vốn từ A – Z

Kinh nghiệm mở xưởng cơ khí tại nhà ít vốn từ A – Z

Kinh nghiệm mở xưởng cơ khí: Mở xưởng cơ khí cần những gì? · + Giấy đề nghị được cấp giấy phép mở cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể....

Có nên mở xưởng cơ khí không? Kinh doanh như thế nào thì phù hợp với quy định của pháp luật? Thủ tục như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo kinh nghiệm mở xưởng cơ khí tại nhà ít vốn qua bài viết dưới đây.

Xưởng cơ khí là gì?

Xưởng có khí là nơi có sức chứa và quy mô quản lý lớn như địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị và nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo vệ và vận chuyển hàng hóa cơ khí.

Những điều cần biết khi mở xưởng cơ khí

Xác định mục đích mở xưởng có khí

Trước khi có ý định mở xưởng, điều bạn cần quan tâm nhất và trả lời được là bạn mở xưởng cơ khí để làm gì? Bởi vì để thành công, bạn cần xác định được mục đích công việc của mình. Nó sẽ giúp bạn định hướng chuẩn xác cho công việc. Bạn cần xác định mục đích mở xưởng cơ khí của mình là mở xưởng kinh doanh, sản xuất hay là xưởng thi công.

Chẳng hạn như, bạn là kỹ sư chuyên về cơ khí cần mở xưởng để thi công các sản phẩm cho khách hàng hay bạn là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí xuất khẩu.

Từ mục đích được xác định đầu này, bạn sẽ có thể quyết định vốn đầu tư là bao nhiêu, lựa chọn không gian xưởng và lựa chọn máy móc trang thiết bị phù hợp cho xưởng của mình.

Lựa chọn mặt bằng để mở xưởng cơ khí

Xưởng cơ khí nên đặt nơi dân cư thưa thớt, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh cũng như những tác động xấu của khói bụi hay tiếng ồn,…

Nên thuê mặt bằng xưởng cơ khí gần những tuyến đường rộng để thuận tiện hơn cho việc đi lại và vận chuyển hàng

Một mặt bằng đẹp, chất lượng là điều quyết định đến việc kinh doanh. Do đó, trước khi quyết định mở xưởng cở khí, bạn nên cân nhắc đến việc lựa chọn địa điểm, mặt bằng kinh doanh sao cho phù hợp và thuận tiện nhất giúp dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Kế hoạch phát triển kinh doanh và vốn đầu tư

Tùy thuộc vào quy mô sản xuất của xưởng mà bạn cần phải huy động và chuẩn bị sẵn sang một nguồn vốn nhiều hay ít. Bạn cần phải có một lộ trình cụ thể, để tránh tình trạng đang trong quá trình chuẩn bị mở xưởng, mua máy móc thiết bị, mà bị thiếu vốn, tạm ngưng sản xuất, lỡ mất tiềm năng thị trường. Do đó, để đảm bảo cho việc mở xương cơ khí suôn sẻ, bạn cần có những phương án chiến lược sau đây: 

+ Lập ra kế hoạch cụ thể kinh doanh phát triển trong năm gần nhất

+ Đánh giá tối ưu các chi phí, nguồn vốn cần sử dụng

+ Liệt kê, xác định các nguồn vốn có thể huy động được khi cần thiết.

Thuê công nhân phục vụ cho việc sản xuất

Công nhân là yếu tố không thể thiếu trong việc kinh doanh xưởng cơ khí. Số lượng công nhân đông và có kinh nghiệm sẽ là yếu tố tốt nhất giúp xưởng của bạn phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Theo đó, tùy theo lượng công việc và hoạt động sản xuất của xưởng, bạn có thể tìm kiếm và thuê công nhân mới mức lương phù hợp.

Đầu tư trang bị thiết bị máy móc sản xuất

Máy móc càng hiện đại thì càng tiết kiệm được sức lực và chi phí thuê công nhân, dễ dàng hơn trong kiểm soát về tiến độ dự án.

Tùy thuộc vào nguồn vốn đang có mà bạn có thể trang bị các thiết bị hiện đại khác nhau như: máy phay, máy hàn, máy tiện, máy bào, máy khoan, máy dập, máy cắt,…

Việc đầu tư máy móc, thiết bị, dụng cụ là điều không thể thiếu trong quá trình mở một xưởng cơ khí. Tùy vào mục đích, mục tiêu của công việc đưa ra, bạn có thể lựa chọn các loại máy và bộ đồ nghề sao cho hợp lý. Thiết bị nào mà thường xuyên sử dụng thì nên đầu tư đầy đủ và là loại xịn hẳn.

Thủ tục mở xưởng cơ khí

Hồ sơ cần phải chuẩn bị

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau để phù hợp. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn hiện nay là Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Hồ sơ quy định được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại TT 02/2019/TT – BKHĐT)

+ Điều lệ công ty

+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Có thể là hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cách thức tiến hành

Bước 1: Soạn hồ sơ và tiến hành đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Sau khi hồ sơ trực tuyến được chấp thuận, chủ doanh nghiệp hoặc người có ủy quyền đưa hồ sơ nộp tới bộ phận Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định mở

Bước 3: Lấy giấy biên nhận chờ hẹn kết quả lấy giấy đăng ký doanh nghiệp về mở xưởng cơ khí

Trên đây là chia sẻ về những kinh nghiệm mở xưởng cơ khí thành công tại nhà ít vốn mà chúng tối giới thiệu đến bạn. Hy vọng sẽ hữu ích cho khởi đầu sự nghiệp của bạn!

Việt Khang

Liên hệ nhanh